Chú thích Dương_Văn_Đức_(trung_tướng)

  1. Trong hàng tướng lĩnh của Việt Nam Cộng hòa, ông là người có tuổi đời trẻ nhất khi được thăng cấp Thiếu tướng.
  2. Trường Võ bị Viễn Đông chỉ đào tạo sĩ quan một khóa duy nhất là khóa 1 Nguyễn Văn Thinh tại Đà lạt, rồi nhường cơ sở lại cho trường Võ bị Quốc gia từ Huế chuyển về. Sau đó trường Liên quân Viễn Đông dời về Vũng Tàu cải danh thành trường Sĩ quan Nước Ngọt, tiếp tục đào tạo khóa 2 Đỗ Hữu Vị.
    Tổng số 16 sĩ quan tốt nghiệp khóa 1 Nguyễn Văn Thinh, chỉ có ba người được mang cấp Thiếu úy là Nguyễn Khánh, Lâm Văn PhátTrần Ngọc Tám, số còn lại mang cấp Chuẩn úy. Tuy nhiên, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa:
    -Cấp Đại tướng:
    -Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm
    -Cấp Trung tướng:
    -Dương Văn Đức, Cao Hảo Hớn, Lâm Văn PhátTrần Ngọc Tám
    -Cấp Thiếu tướng:
    -Nguyễn Văn Kiểm, Dương Ngọc Lắm, Đặng Thanh LiêmBùi Hữu Nhơn
    -Cấp Đại tá:
    -Quách Xến (Nguyên Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng)
    -Lý Thái Như (Nguyên Trung tá rồi Đại tá Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp).
  3. Sau Hiệp định Genève 1954, chuyển vào Sài Gòn cải nâng cấp lên thành trường Đại học Quân sự. Năm 1960, chuyển lên Đà Lạt trở thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
  4. Lớp này có 4 sĩ quan VNCH được cử đi học, khai giảng vào đầu năm 1958 niên khóa 1958-1 thụ huấn 16 tuần gồm có: Thiếu tướng Dương Văn Đức, Đại tá Nguyễn Khánh, Trung tá Lữ Lan
    -Trung tá Lê Huy Luyện (Sinh năm 1928 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế. Sau cùng là Đại tá Trưởng phòng Tiếp vận thuộc Bộ Quốc phòng).
  5. Hội đồng xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Sài Gòn năm 1964 gồm các tướng lĩnh:
    -Chánh án: Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ
    -Phụ thẩm: Các Thiếu tướng: Nguyễn Văn Là, Huỳnh Văn Cao và các Chuẩn tướng Phạm Văn Đổng, Nguyễn Văn Kiểm.
  6. Các tướng, tá liên can trong vụ âm mưu đảo chính tướng Khánh ngày 13 tháng 9 năm 1964, bị Hội đồng Kỷ luật Quân đội tuyên phạt:
    -Cách chức, buộc giải ngũ và phạt 60 ngày biệt giam:
    Trung tướng Dương Văn Đức, Thiếu tướng Lâm Văn Phát.
    -Cách chức, buộc giải ngũ và phạt 30 ngày biệt giam:
    Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm
    -Đại tá Huỳnh Văn Tồn (Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh (1965), giải ngũ cuối năm 1965).
    -Đại tá Nhan Minh Trang (Sinh năm 1927, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, Đại tá Tỉnh trưởng Gia Định (1964), giải ngũ năm 1965).
    -Phạt 30 ngày biệt giam:
    -Trung tá Đỗ Kiến Nhiễu
    -Trung tá Tạ Thành Long (Sinh năm 1928 tại Tây Ninh, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá phó Ban Quân sự 4 bên tại Tân Sơn Nhất).
    -Trung tá Dương Hiếu Nghĩa (Sinh năm 1925 tại Sa Đéc, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Uỷ viên trong Ban Quân sự 4 bên).
    -Trung tá Phạm Văn Liễu (Sinh năm 1927 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tham vấn Hòa đàm Paris tại Pháp).
    -Trung tá Nguyễn Văn Thành (Sinh năm 1923 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Đai tá Chánh án Tòa án Quân sự Quân khu 3).
    -Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc (Sinh năm 1932 tại Ba Xuyên, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 106 BĐQ tân lập).
    -Thiếu tá Ngô Thanh Tùng (Tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tổng thư ký Uỷ ban Phối hợp Tình báo Quốc gia. Giải ngũ năm 1967, được cử sang tùng sự Tòa Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ với chức vụ Đệ nhất Tham vụ sứ quán).
    -Thiếu tá Lý Tòng Bá được tha bổng.